Hồng Giòn là loại trái cây có nguồn gốc từ Nhật bản, với hương vị thơm ngon, ngọt mát cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Canh tác loại cây trồng này trở thành lựa chọn của nhiều hộ gia đình để có được vườn cây cho thu hoạch với năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế lý tưởng.
Thông tin sản phẩm cây giống Hồng Giòn
– Loại giống : Ghép cành
– Loại bầu : Bầu đất
– Đường kính gốc 1 -1,5cm
– Chiều cao 40 – 50cm
– Cây khỏe mạnh sạch bệnh
– Thời gian cho thu hoạch 2 – 3 năm sau khi trồng
– Thời vụ trồng cây Hồng Giòn tốt nhất là tháng 1, 2 dương lịch gần dịp tết Nguyên Đán
– Mật độ: Tùy địa hình đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m.
Kỹ thuật trồng hồng giòn
a. Chuẩn bị cây giống:
+ Chiều cao cây tính từ mặt bầu hoặc mặt bầu đất ( cm ) > 60 hoặc 50 – 60
+ Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu hoặc mặt bầu đất 10cm ( cm ) 1 – 1,2 hoặc 0,8 – 1,0.
+ Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm, 0,8 – 1 hoặc 0,6 – 0,8
b. Thời vụ trồng hồng giòn:
- Thời vụ trồng giống cây này thích hợp nhất là khoảng tháng 1 – 2 dương lịch hàng năm.
- Bên cạnh đó, việc trồng vào thời điểm mùa mưa, khoảng tháng 6 hàng năm cũng là thời gian lý tưởng để cân nhắc.
c. Mật độ
Tùy thuộc vào từng địa hình của đất trồng mà việc cân đối ở mật độ cần có những điều chỉnh, những thay đổi sao cho thích hợp:
- Trồng trên đất vườn: duy trì mật độ trồng tiêu chuẩn khoảng 400 cây/ha là hợp lý, nó tương đương với khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 5m.
- Đối với đất đồi: mật độ tiêu chuẩn trồng cây hồng giòn khoảng 500 cây/ha, tương đương với hàng cách hàng 5m, cây cách cây khoảng 4m.
- Trồng trong điều kiện thâm canh cao, vườn trồng được thiết kế theo đạng hình rẻ quạt, hay hình kiểu chữ Y có đầy đủ hệ thống dây thép chống đỡ thì mật độ trồng nên duy trì khoảng 800 – 1000 cây/ha, tương đương với khoảng cách hàng cách hàng 2.5 – 3m và cây cách cây khoảng 5m.
Sâu, bệnh chính và biện pháp phòng trừ:
a. Sâu hại
– Sâu đục quả (Kakivoria flovofasciata Nasano)
– Rệp sáp: Thường tập kết đặt vào thế bất lợi ở búp lá non , tai quả non vào khoảng tháng 2 – 3 phun Supracide 0,1% hay Trebon 0,1%.
– Sâu đo (Perenia graffate Guenee)
b. Bệnh hại
– Bệnh giác ban hại hồng ( Cercospora kaki )
– Bệnh đốm tròn ( Mycosphaerella nacwae )
Lưu ý khi ăn quả Hồng Giòn
– Không nên ăn trái hồng khi bụng đói: Tannin và pectin có trong hồng, khi chúng kết hợp với axit có trong dạ dày sẽ tạo ra những viên sạn có trong dạ dày. Tình trạng này rất nguy hiểm, có khi bạn cần đi giải phẫu để lấy hết những viên sạn này ra ngoài.
– Không nên ăn cả vỏ, bởi trong vỏ chứa nhiều chất tannin, dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
– Không ăn tráng miệng trái hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao: khi bạn ăn trái hồng vào thời điểm này rất dễ xảy ra tình trạng đau bụng.
– Người bị tiểu đường, không nên ăn Hồng Giòn: trong quả hồng chứa nồng độ đường cao, nếu bạn đang mắc tiểu đường, ăn vào sẽ bị tăng lượng đường trong máu.
Xem thêm: https://nhanong24h.com/product/cay-hong-gion-qua-gion-vi-khong-chat-nhanong24h/